T7, 11.05.2024

Quyết định 128/QĐ-VTLTNN Quy trình Chỉnh lý tài liệu giấy theo TCVN ISO 9001-2000

Trang chủ » Quyết định 128/QĐ-VTLTNN Quy trình Chỉnh lý tài liệu giấy theo TCVN ISO 9001-2000
Quyết định 128/QĐ-VTLTNN Quy trình Chỉnh lý tài liệu giấy theo TCVN ISO 9001-2000
 BỘ NỘI VỤ
CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ
NHÀ NƯỚC
——
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
Số: 128/QĐ-VTLTNN Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2009

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY TRÌNH “CHỈNH LÝ TÀI LIỆU GIẤY” THEO TCVN ISO 9001: 2000

CỤC TRƯỞNG CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC

Căn cứ Quyết định số 177/2003/QĐ-TTg ngày 01/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước;
Xét đề nghị của Trưởng ban Chỉ đạo ISO và Trưởng phòng Nghiệp vụ Văn thư và Lưu trữ Trung ương,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình “Chỉnh lý tài liệu giấy” theo TCVN ISO 9001: 2000.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 321/QĐ-VTLTNN ngày 22 tháng 8 năm 2005 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước về việc ban hành Quy trình Chỉnh lý tài liệu.

Điều 3. Trưởng ban Chỉ đạo ISO, Trưởng phòng Nghiệp vụ Văn thư và Lưu trữ Trung ương, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lãnh đạo Cục (03);
– Lưu: VT, TTNC.
CỤC TRƯỞNG

Vũ Thị Minh Hương

CỤC VĂN THƯ
VÀ LƯU TRỮ
NHÀ NƯỚC
QUY TRÌNH Mã số:           QT-TCKHTL-01
CHỈNH LÝ TÀI LIỆU GIẤY Lần ban hành:                   01
Ngày ban hành:     01/6/2009
Lần sửa đổi:                    00
Số trang:                         25
1. Những người có liên quan phải đọc, hiểu và thực hiện theo đúng nội dung của quy trình này.

2. Quy trình này được ban hành bởi Quyết định số 128/QĐ-VTLTNN ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

3. Mỗi bộ phận chỉ được nhận duy nhất 01 bản chính, các bản sao có mã số khác với bản chính phải được loại bỏ ngay, tuyệt đối không được sử dụng.

TÀI LIỆU NÀY ĐƯỢC GỬI TỚI:

TT Nơi nhận
1 Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia
2 Trưởng Phòng Chỉnh lý tài liệu
3 Trưởng Phòng Bảo quản tài liệu
4 Cán bộ làm công tác chỉnh lý
5 Hội đồng Xác định giá trị tài liệu

SỬA ĐỔI:

Lần sửa đổi Ngày sửa đổi Nội dung và hạng mục sửa đổi
Người soạn thảo, sửa đổi Người xem xét Người phê duyệt

Nguyễn Thị Thúy Bình
Giám đốc
TT Nghiên cứu khoa học

Nguyễn Thị Tâm
Phó Cục trưởng
Cục VT< nhà nước

Vũ Thị Minh Hương
Cục trưởng
Cục VT< nhà nước

CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC QUY TRÌNH Mã số:      QT-TCKHTL-01
CHỈNH LÝ TÀI LIỆU GIẤY Lần ban hành:                  01
Ngày ban hành:
Lần sửa đổi:                    00
Số trang:                        25

1. MỤC ĐÍCH

–  Hướng  dẫn  trình  tự  các  bước  chỉnh  lý  tài  liệu  giấy  tại  các  lưu  trữ lịch sử, lưu trữ cơ quan.

– Làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chỉnh lý tài liệu.

2. PHẠM VI

Áp dụng cho việc chỉnh lý tài liệu giấy tại các lưu trữ lịch sử và lưu trữ cơ quan.

3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN

– Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia năm 2001;

– Nghị định 111/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia năm 2001;

– Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000.

4. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

– Chỉnh lý tài liệu:  tổ chức lại tài liệu theo  một phương án phân loại khoa học, trong đó tiếnhành chỉnh sửa hoàn thiện, phục hồi hoặc lập mới hồ sơ; xác định giá trị; hệ thống hoá hồ sơ,tài liệu và làm các công cụ tra cứu đối với phông hoặc khối tài liệu đưa ra chỉnh lý.

– Kế hoạch chỉnh lý: bản dự kiến nội dung công việc, tiến độ thực hiện, nhân lực và cơ sở vậtchất phục vụ cho việc chỉnh lý.

– Đơn vị hình thành phông: Cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, gia đình, dòng họ hình thành nênphông tài liệu.

– Lịch sử đơn vị hình thành phông: bản tóm tắt lịch sử tổ chức và hoạt động của đơn vị hìnhthành phông hoặc khối tài liệu.

– Lịch sử phông: bản tóm tắt tình hình, đặc điểm của phông tài liệu.

– Hồ sơ: tập văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụthể hoặc có một (hoặc một số) đặc điểm chung như tên loại văn bản; cơ quan, tổ chức banhành văn bản; thời gian hoặc những đặc điểm khác, hình thành trong quá trình theo dõi, giảiquyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan, tổ chức hoặc của một cánhân.

– Lập hồ sơ: việc tập hợp và sắp xếp văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giảiquyết công việc thành hồ sơ theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định.

– Hướng dẫn phân loại, lập hồ sơ: bản hướng dẫn phân chia tài liệu của phông hoặc khối tàiliệu đưa ra chỉnh lý thành các nhóm lớn, nhóm vừa, nhóm nhỏ theo một phương án phân loạinhất định và phương pháp lập hồ sơ; được dùng làm căn cứ để những người tham gia chỉnhlý thực hiện việc phân loại tài liệu, lập hồ sơ và hệ thống hoá hồ sơ toàn phông được thống nhất.

– Phương án phân loại tài liệu: là bản dự kiến phân chia tài liệu thành các nhóm và trật tự sắpxếp các nhóm tài liệu của phông.

– Phiếu tin: biểu ghi tổng hợp các thông tin về một hồ sơ hoặc một đơn vị bảo quản.

– Mục lục hồ sơ: Công cụ tra cứu chủ yếu trong các lưu trữ, dùng để thống kê, giới thiệu nộidung hồ sơ, đơn vị bảo quản của phông, sưu tập lưu trữ theo phương án hệ thống hoá.

– BM-CLTLG: Ký hiệu các biểu mẫu của Quy trình Chỉnh lý tài liệu giấy.

5. NỘI DUNG

5.1. Lưu đồ

5.2. Mô tả chi tiết

Bước 1. Giao, nhận tài liệu

Biên bản giao nhận tài liệu (BM-CLTLG-01)

Bước 2. Vận chuyển tài liệu từ kho bảo quản về địa điểm chỉnh lý

Bước 3. Vệ sinh sơ bộ tài liệu

Bước 4. Khảo sát và biên soạn các văn bản hướng dẫn chỉnh lý

– Kế hoạch chỉnh lý (BM-CLTL-02);

– Lịch sử đơn vị hình thành thành phông, lịch sử phông (BM-CLTL-03);

– Hướng dẫn xác định giá trị tài liệu (BM-CLTL-04);

– Hướng dẫn phân loại, lập hồ sơ (BM-CLTL-05).

Bước 5. Phân loại tài liệu theo Hướng dẫn phân loại

Bước 6. Lập hồ sơ hoặc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, kết hợp với xác định giá trị tài liệu sơtheo Hướng dẫn lập hồ sơ

a) Lập hồ sơ đối với tài liệu chưa được lập hồ sơ

– Tập hợp tài liệu theo đặc trưng chủ yếu thành hồ sơ

– Biên soạn tiêu đề hồ sơ

– Sắp xếp tài liệu trong hồ sơ, loại bỏ tài liệu trùng thừa

– Xác định thời hạn bảo quản cho hồ sơ

– Xác định tiêu đề, lý do loại đối với tài liệu hết giá trị

b) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ đối với tài liệu đã được lập hồ sơ nhưng chưa đạt yêu cầu

Kiểm tra việc lập hồ sơ theo những nội dung công việc quy định tại điểm a và tiến hành chỉnhsửa, hoàn thiện đối với những hồ sơ chưa đạt yêu cầu.

Bước 7. Biên mục phiếu tin (các trường số: 1,2,4,5,6,7,8,9,11,13,14)

Phiếu tin và hướng dẫn biên mục phiếu tin (BM-CLTLG-06)

Bước 8. Kiểm tra, chỉnh sửa việc lập hồ sơ và việc biên mục phiếu tin

Bước 9. Hệ thống hoá phiếu tin theo phương án phân loại

Bước 10. Hệ thống hoá hồ sơ theo phiếu tin

Bước 11. Biên mục hồ sơ

a) Đánh số tờ cho tài liệu bảo quản từ 20 năm trở lên và điền số tờ vào trường số 10 của  phiếutin

b) Viết mục lục văn bản đối với tài liệu bảo quản vĩnh viễn

c) Viết bìa hồ sơ và chứng từ kết thúc.

Bước 12. Kiểm tra và chỉnh sửa việc biên mục hồ sơ

Bước 13. Đánh số chính thức cho hồ sơ vào trường số 3 của phiếu tin và lên bìa hồ sơ

Bước 14. Vệ sinh tài liệu, tháo bỏ ghim kẹp, làm  phẳng và đưa tài liệu vào bìa hồ sơ

a) Vệ sinh tài liệu

b) Tháo bỏ ghim kẹp

c) Làm phẳng tài liệu

d) Đưa tài liệu vào bìa hồ sơ.

Bước 15. Đưa hồ sơ vào hộp (cặp)

Bước 16. Viết và dán nhãn hộp (cặp)

Nhãn hộp (BM-CLTLG-07)

Bước 17. Vận chuyển tài liệu vào kho và xếp lên giá

Bước 18. Giao, nhận tài liệu sau chỉnh lý

Biên bản giao, nhận tài liệu (BM-CLTLG-01)

Bước 19. Nhập phiếu tin vào cơ sở dữ liệu

Bước 20. Kiểm tra, chỉnh sửa việc nhập phiếu tin

Bước 21. Lập mục lục hồ sơ

a) Viết lời nói đầu

b) Lập các bản tra cứu bổ trợ

c) Tập hợp dữ liệu và in mục lục hồ sơ từ cơ sở dữ liệu (03 bộ)

d) Đóng quyển mục lục (03 bộ).

Bước 22. Xử lý tài liệu loại

a) Sắp xếp, bó gói, thống kê danh mục tài liệu loại (BM-CLTLG-08)

b) Viết thuyết minh tài liệu loại

c) Tổ chức tiêu huỷ tài liệu loại (thực hiện theo quy trình xử lý tài liệu loại)

d) Bổ sung tài liệu giữ lại theo kết quả thực hiện quy trình xử lý tài liệu loại  (nếu có).

Bước 23. Kết thúc chỉnh lý

a) Hoàn chỉnh và bàn giao hồ sơ phông

b) Viết báo cáo tổng kết chỉnh lý

c) Tổ chức họp rút kinh nghiệm.

5.3. Các biểu mẫu

– Biên bản giao nhận tài liệu: BM-CLTLG-01

– Kế hoạch chỉnh lý: BM-CLTLG-02

– Lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử phông: BM-CLTLG-03

– Hướng dẫn xác định giá trị tài liệu: BM-CLTLG-04

– Hướng dẫn phân loại, lập hồ sơ: BM-CLTLG-05

– Phiếu tin và Hướng dẫn biên mục phiếu tin: BM-CLTLG-06

– Nhãn hộp: BM-CLTLG-07

– Danh mục tài liệu loại: BM-CLTLG-08.

BM-CLTLG-01

N CƠ QUAN TỔ CHỨC

(cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
………, ngày  tháng  năm 200…

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI LIỆU

– Căn cứ Quyết định số     /QĐ-VTLTNN ngày     tháng    năm 2009 của Cục Văn thư và Lưu trữnhà nước ban hành Quy trình Chỉnh lý tài liệu giấy theo TCVN ISO 9001: 2000

– Căn cứ: ………….……………………(1)…………………………………………….

………………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi gồm:

BÊN GIAO: ………………………(2)…………………………..…, đại diện là:

– Ông (bà): ………………………………………………………………………………………………..

Chức vụ công tác/chức danh: …………………………………………..…………………

– Ông (bà): ………………………………………………………..…………………………………..

Chức vụ công tác/chức danh: …………………………….………………………………….

BÊN NHẬN: ………………………(3)…………….……………… , đại diện là:

– Ông (bà): …….………………………………………………………………………………………….

Chức vụ công tác/chức danh: ………………………………………………………………….

– Ông (bà): ……………………………………………………………….……………………………….

Chức vụ công tác/chức danh: ………………………………….………………………………

Thống nhất lập biên bản giao nhận tài liệu …………(4)………………..…….. với những nội dung cụ thể như sau:

1. Tên phông (hoặc khối) tài liệu: ……………………………………………………………

2. Thời gian của tài liệu: ……………………………………………………………………………

3. Thành phần và số lượng tài liệu:

3.1. Tài liệu hành chính:

– Tổng số hộp (cặp): …………………………………………………………………………………..

– Tổng số hồ sơ (đơn vị bảo quản): ……………….…………………………………

– Quy ra mét giá: ………….. mét

3.2. Tài liệu khác (nếu có): ……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………….……………………………….…..

4. Công cụ tra cứu và tài liệu liên quan kèm theo (5):

……………………………………………………………………………………………….……………….……

…………………………………………………………………………………………………….………..…..

……………………………………………………………………………………………….………….………

Biên bản này được lập thành hai bản; mỗi bên giữ một bản./.

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của cơ quan, tổ chức (6)
(chức vụ, chữ kí, họ tên của người có thẩm quyền, đóng dấu)

Ghi chú:

Căn cứ kế hoạch công tác hoặc hợp đồng chỉnh lý tài liệu v.v…

2, 3 Ghi tên của lưu trữ trực tiếp quản lý tài liệu, chẳng hạn như Phòng Lưu trữ Bộ …, Trungtâm Lưu trữ tỉnh ……., Lưu trữ Sở/Ban …….., Lưu trữ Công ty …….., v.v… và tên của cơ quan,tổ chức hoặc đơn vị (nếu có) thực hiện chỉnh lý tài liệu.

4  Mục đích hay ghi rõ lý do giao nhận: để chỉnh lý hoặc sau khi chỉnh lý.

Liệt kê các công cụ tra cứu và tài liệu liên quan kèm theo (nếu có) như:

– Mục lục tài liệu nộp lưu;

– Các công cụ tra tìm khác như bộ thẻ, cơ sở dữ liệu tra tìm tự động…;

–  Các  tài  liệu  liên  quan  khác  như  bản  lịch  sử  đơn  vị  hình  thành  phông  và  lịch  sử  phông; hướng dẫn phân loại, lập hồ sơ; hướng dẫn xác định giá trị tài liệu v.v….

Xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu (trong những trường hợp lưu trữ trực tiếp quảnlý tài liệu không có con dấu riêng).

BM-CLTLG-02

KẾ HOẠCH CHỈNH LÝ TÀI LIỆU

Phông …………………………………….….

Giai đoạn:…………………………………

1. Mục đích, yêu cầu của đợt chỉnh lý

– Tổ chức khoa học tài liệu phông …………………….. phục vụ yêu cầu quản lý, bảo quản an toàn và tổchức sử dụng tài liệu của phông.

– Bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu trong quá trình chỉnh lý.

2. Nội dung công việc, phân công trách nhiệm và thời hạn hoàn thành

Stt Nội dung công việc Người thực hiện Người phốihợp Thời hạn
1 Giao nhận tài liệu ………. ………. ……….
2 Khảo sát tài liệu và viết báocáo kết quả khảo sát ………. ………. ……….
3 Vệ sinh sơ bộ tài liệu ………. ………. ……….
4 ……………….. ………. ………. ……….

Các nội dung, các bước công việc và thời gian thực hiện cần được xác định cụ thể và phân côngtrách nhiệm thực hiện rõ ràng.

3. Chuẩn bị địa điểm, phương tiện và văn phòng phẩm phục vụ chỉnh lý:

a) Chuẩn bị địa điểm chỉnh lý: phòng làm việc, bàn ghế và phương tiện khác.

b) Văn phòng phẩm (giấy, bút bi, bút chì mềm, bút đánh số hộp, mực, bút viết bìa và viết nhãn hộp; bìa hồ sơ; hộp đựng tài liệu; dao, kéo, thước kẻ….).

4. Kinh phí chỉnh lý:

Tổng số: Trong đó:

– Thuê lao động thực hiện chỉnh lý:

– Mua phương tiện, văn phòng phẩm phục vụ chỉnh lý:

– Chi khác:

Phê duyệt
(chức vụ, chữ kí, họ tên của người có
thẩm quyền, đóng dấu)
……, ngày    tháng    năm  200…
Người lập kế hoạch
(Ký, họ tên)

BM-CLTLG-03

LỊCH SỬ ĐƠN VỊ HÌNH THÀNH PHÔNG VÀ LỊCH SỬ PHÔNG

……………………………………………………………………………………………….

Giai đoạn:  ………………………………

I. LỊCH SỬ ĐƠN VỊ HÌNH THÀNH PHÔNG

1. Bối cảnh lịch sử; thời gian thành lập; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức – đơn vị hình thành phông; chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị trực thuộc (cần nêu rõ số, ký hiệu; ngày, tháng, năm và tác giả của văn bản thành lập cơ quan, tổ chức);

2. Những thay đổi, bổ sung (nếu có) về: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị hình thành phông; chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị trực thuộc;

3. Ngày, tháng, năm ngừng hoạt động (đối với đơn vị hình thành phông đã ngừng hoạt động);

4. Quy chế làm việc và chế độ công tác văn thư (nêu tóm tắt lề lối làm việc, quan hệ công tác và chế độ công tác văn thư) của cơ quan, tổ chức và những thay đổi quan trọng (nếu có).

II. LỊCH SỬ PHÔNG

1. Giới hạn thời gian của tài liệu.

2. Khối lượng tài liệu:

2.1. Tài liệu hành chính:

– Tổng số hộp (cặp): ………………………………………………………………;

– Tổng số hồ sơ (đơn vị bảo quản): …………………….……………………..;

– Quy ra mét giá: ………….. mét.

2.2. Tài liệu khác (nếu có).

3. Thành phần và nội dung của tài liệu:

3.1. Thành phần tài liệu:

– Tài liệu hành chính bao gồm những loại văn bản, giấy tờ chủ yếu gì;

– Tài liệu khác (tài liệu kỹ thuật, phim ảnh ghi âm…) (nếu có).

3.2. Nội dung của tài liệu, nêu cụ thể:

– Tài liệu của những đơn vị tổ chức hay thuộc về mặt hoạt động nào;

– Những lĩnh vực, vấn đề chủ yếu và sự kiện quan trọng gì trong hoạt động của đơn vị hìnhthành phông được phản ánh trong tài liệu.

4. Tình trạng của phông hoặc khối tài liệu đưa ra chỉnh lý:

4.1. Tình hình thu thập tài liệu vào lưu trữ của cơ quan, tổ chức và giao nộp tài liệu vào lưu trữ lịchsử (nếu có);

4.2. Mức độ thiếu đủ của phông hoặc khối tài liệu;

4.3. Mức độ xử lý về nghiệp vụ: phân loại lập hồ sơ, xác định giá trị v.v.…;

4.4. Tình trạng vật lý của phông hoặc khối tài liệu.

5. Công cụ thống kê, tra cứu (nếu có).

6. Nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu.

Phê duyệt
(chức vụ, chữ kí, họ tên của người có
thẩm quyền, đóng dấu)
……, ngày    tháng    năm  200…
Người biên soạn
(Ký, họ tên)

BM-CLTLG-04

HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU

Phông…………………………………………………

Giai đoạn:……………………………………

Căn cứ …… (nêu các căn cứ được vận dụng để biên soạn hướng dẫn xác định giá trị tài liệuphông ……,

Việc xác định giá trị và định thời hạn bảo quản cho hồ sơ, tài liệu trong quá trình chỉnh lý phông …………….. được thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

A. Nhóm hồ sơ, tài liệu bảo quản vĩnh viễn, lâu dài: liệt kê cụ thể các loại hồ sơ, tài liệu có thờihạn bảo quản vĩnh viễn, lâu dài.

B. Nhóm hồ sơ, tài liệu bảo quản tạm thời: liệt kê cụ thể các loại hồ sơ, tài liệu có thời hạn bảoquản tạm thời.

C. Nhóm tài liệu loại ra khỏi phông: liệt kê cụ thể những loại tài liệu loại ra khỏi phông, gồm:

I. Tài liệu hết giá trị

II. Tài liệu trùng thừa

III. Tài liệu bị bao hàm

IV. Tài liệu không thuộc phông

Ngoài ra, trong văn bản này, cần trình bày những hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc xác định giá trị tài liệu và định thời hạn bảo quản cho từng hồ sơ để những người tham gia chỉnh lý thực hiện được thống nhất.

Phê duyệt
(chức vụ, chữ kí, họ tên của người có
thẩm quyền, đóng dấu)
……, ngày    tháng    năm  200…
Người biên soạn
(Ký, họ tên)

BM-CLTLG-05

HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI, LẬP HỒ SƠ

Phông………………………………………………….

Giai đoạn: ……………………………

I. HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TÀI LIỆU

1. Phương án phân loại tài liệu:

– Căn cứ lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử phông;

– Căn cứ tình hình thực tế tài liệu của phông;

– Căn cứ yêu cầu tổ chức, sắp xếp và khai thác sử dụng tài liệu,

Tài liệu phông ……………………………………………………… được phân loại theo phương án ………………….…………………… ; cụ thể như sau:

I. Tên nhóm lớn (nhóm cơ bản) 1

1.1. Tên nhóm vừa 1

1.1.1. Tên nhóm nhỏ 1

1.1.2. Tên nhóm nhỏ 2

1.1.3. Tên nhóm nhỏ 3

1.2. Tên nhóm vừa 2

………………………………

II. Tên nhóm lớn (nhóm cơ bản) 2

2.1. Tên nhóm vừa 1

2.1.1. Tên nhóm nhỏ 1

2.1.2. Tên nhóm nhỏ 2

2.1.3. Tên nhóm nhỏ 3

2.2. Tên nhóm vừa 2

…………………………………

III. Tên nhóm lớn (nhóm cơ bản) 3

3.1. Tên nhóm vừa 1

…………………………………..

3.2. Tên nhóm vừa 2

…………………………………….

IV. ……………………………….

……………………………………..

2. Hướng dẫn cụ thể trong quá trình phân loại tài liệu

Trong phần này, căn cứ tình hình thực tế của phông hoặc khối tài liệu đưa ra chỉnh lý, cần trình bày những hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc phân chia tài liệu thành các nhóm lớn, nhóm vừa và nhóm nhỏ để những người tham gia phân loại tài liệu thực hiện thống nhất.

II. HƯỚNG DẪN LẬP HỒ SƠ

Trình bày các hướng dẫn chi tiết về:

1. Phương pháp tập hợp văn bản, tài liệu thành hồ sơ đối với những phông hoặc khối tài liệu còn ở trong tình trạng lộn xộn, chưa được lập hồ sơ;

2. Chỉnh sửa hoàn thiện hồ sơ đối với những phông hoặc khối tài liệu đã được lập hồ sơ nhưng còn chưa chính xác, đầy đủ (chưa đạt yêu cầu nghiệp vụ);

3. Việc viết tiêu đề hồ sơ;

4. Việc sắp xếp văn bản, tài liệu bên trong hồ sơ;

5. Việc biên mục hồ sơ.

Phê duyệt
(chức vụ, chữ kí, họ tên của người có
thẩm quyền, đóng dấu)
……, ngày    tháng    năm  200…
Người biên soạn
(Ký, họ tên)

BM-CLTLG-06

MẪU PHIẾU TIN

(Trình bày trên hai mặt của tờ giấy khổ A5: 148 x 210)

Mặt trước

PHIẾU TIN

1. Tên (hoặc mã) kho lưu trữ……………………………………………………………..

2. Tên (hoặc mã) phông: ………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………..

3. Số lưu trữ: a. Mục lục số: …………………………………………………………….

b. Hộp số: …………………………………………………………………

c. Hồ sơ số: ………………………………………………………………

4. Ký hiệu thông tin: ……………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………..

5. Tiêu đề hồ sơ: ……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

6. Chú giải: …………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

Mặt sau

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

7. Thời gian của tài liệu: …………………………………………………………………..

a. Bắt đầu: …………………………. b. Kết thúc: …………………………………….

8. Ngôn ngữ: ………………………………………………………………………………..

9. Bút tích: ……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………..

10. Số lượng tờ: ……………………………………………………………………………

11. Thời hạn bảo quản: ……………………………………………………………………

12. Chế độ sử dụng: ………………………………………………………………………

13. Tình trạng vật lý: ……………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………..

14. Ghi chú: ………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

Tin liên quan